Những món đặc sản nên thưởng thức để không phải luyến tiếc
Bánh mì Hội An: Có 2 tiệm bánh mì Hội An được khách du lịch đánh giá là “ngon nhất thế giới” là bánh mì Phượng số 2b Phan Châu Trinh và Madam Khánh số 115 Trần Cao Vân, bí quyết níu chân khách chính là món nước sốt gia truyền đặc biệt.
Chè bắp Cẩm Nam: Chè bắp ngon nhất là ở phường Cẩm Nam, thị xã Hội An vào tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch, nguyên liệu chỉ có bắp, đường và bột năng nhưng ngon hơn hẳn những nơi khác vì bắp ở đây được trông vùng rốn lũ nhiều phù sa nên dẻo và ngọt.
Bánh ú tro Hội An: Hơi giống bánh gio ngoài Bắc, làm từ bột nếp ngâm với tro được đốt từ thân cây mè, ăn mát, có nhiều ở Hội An dịp Tết Đoan Ngọ.
Cơm gà Hội An: Đặc sản trứ danh rồi, cơm được nấu bằng nước luộc gà, thịt gà thì ngon vô đối, ngọt, dai, giòn sật.
Bánh mì Hội An: Có 2 tiệm bánh mì Hội An được khách du lịch đánh giá là “ngon nhất thế giới” là bánh mì Phượng số 2b Phan Châu Trinh và Madam Khánh số 115 Trần Cao Vân, bí quyết níu chân khách chính là món nước sốt gia truyền đặc biệt.
Bánh canh Hội An: Món này không hiếm gặp ở các tỉnh miền Trung, được nấu từ giò heo, cá lóc, chả cá, sơi bánh canh to, trong và thơm dẻo, ở Hội An đặc sắc nhất là món bánh canh cua.
Bánh su sê Hội An: Còn gọi là bánh phu thê hay thấy trong các đám hỏi, nhưng bánh của Hội An được đặt trong những hộp nhỏ xinh làm bằng lá dừa chứ không bọc bằng giấy kính, nhân làm từ đậu xanh, dừa xào đường, ăn ngọt, giòn, thơm.
Bánh bao, bánh vạc Hội An: Có nhiều trong các nhà hàng ở Hội An, còn gọi là bánh hoa hồng trắng vì có trông nhỏ nhắn, xinh xắn lại có màu trắng giống cánh hoa. Nhân bánh bao được làm từ tôm tươi xay nhuyễn trộn tiêu và các loại gia vị, nhân bánh vạc thì cho thêm nấm mèo, thịt lợn, giá đỗ nữa.
Mì Quảng: Rất phổ biến ở Quảng Nam, sợi mì Quảng to hơn sợi phở, được làm từ lá bánh tráng thái sợi, nhân có nhiều loại như tôm, gà, thịt lợn, trứng, thịt bò, sứa, cá lóc ăn kèm bánh tráng nướng, ớt, chanh, lạc rang, rau sống.
Cao lầu: Ở Đà Nẵng – Quảng Nam hầu như chỗ nào cũng thấy nhưng cao lầu ngon nhất phải ăn ở Hội An, nhìn có vẻ giống mì nhưng không phải, có màu vàng vì được ngâm với nước tro, nhân là thịt xá xíu, sợi mì chiên hoặc da heo chiên ăn kèm rau sống, xì dầu, tương ớt…
Cá chuồn nướng Núi Thành: Có nhiều ở vùng bãi Rạng, Tam Quang, Núi Thành, cá chuồn xanh nướng là ngon nhất, cuốn với bánh tráng với rau sống chấm nước mắm chanh ớt ngon tuyệt.
Cháo lươn xanh Quảng Nam: còn gọi là cháo lươn gạo si nổi tiếng ở làng Bình Định, Thăng Bình, cháo gạo si nấu lên rồi cho lươn om vào, ăn nóng kèm với rau cải xanh thái mỏng, các loại rau thơm khác và bánh tráng.
Bê thui Cầu Mống: Món đặc sản nức tiếng mà đi các tỉnh khác cũng có quán bán nhưng ngon nhất phải đến đúng Cầu Mống nằm cạnh Quốc lộ 1A thuộc địa phận Quảng Nam, người ta thui cả con nặng tậm 30kg bằng rơm rạ hoặc than củi, miếng thịt sau khi thui xong có 2 tầng chín tái, trong và dai giòn, thường thì người ta ăn bê thui cuốn bánh tráng chấm mắm nêm nguyên chất.
Bánh dừa Quảng Nam: Được làm từ dừa tươi, đường trắng, bột nếp, có hai loại là bánh dừa nướng và bánh dừa dẻo ăn thơm, ngậy.
Bánh tổ Quảng Nam: Một món luôn có trong dịp lễ lạt của người Quảng Nam, được làm từ bột nếp và đường loại hảo hạng, ăn có vị ngọt thanh, thơm mùi gừng và vừng rang.
Trái loòng boong: Có nhiều ở huyện Đại Lộc và Tiên Phước, đây là loại quả tiến vua thời nhà Nguyễn, có nhiều ở các chợ Quảng Nam tầm tháng 7 đến tháng 10 Dương lịch, vỏ quả màu vàng, ruột trắng trong có nhiều múi nhỏ ngọt lịm.
Rượu Tà Vạt: Một loại rượu nổi tiếng của dân tộc Cơ Tu ở xã A Ting, Đông Giang có màu trắng đục, ngọt mát, đặc biệt là không phải trưng cất mà lấy từ cuống của cây tà vạt.
Cá chuồn kho mít non: Món ăn dễ thấy trong các bữa ăn gia đình của người Quảng, cá chuồn có cặp cánh dài đến tận đuôi, giá rẻ, mít non kho cá chuồn sẽ giảm độ tanh của cá, món kho ăn đậm đà bởi thịt cá chuồn ăn ngon và bùi.
Cháo mắt cá cờ: Đặc sản thượng hạng thường để đãi khách quý, bạn bè, cá cờ sống ở biển dài đến 3m có cặp mắt to bằng cái chén, ăn bùi ngậy giống trứng vịt lôn và rất bổ.
Món láp: Đây là món ăn truyền thống của người Ve ở biên giới Đắc P’ree, Đắc Pring, huyện Nam Giang được chế biến bằng các thịt, chủ yếu là thịt gà, lợn, bò còn tươi đem băm nhuyễn rồi trộn với chanh, bột ngô rang, lá mùi tàu, ớt, gừng, hạt tiêu, thưởng thức kèm rượu tà vạt.
Mít hông Tam Kỳ: Món ăn được cánh học sinh, sinh viên rất ghiền. Món này được làm từ múi mít chín bỏ nhân bên trong là dậu xanh với hạt mít luộc xay nát trộn tiêu, bột ngọt, muối, rau mùi tàu đem đi hấp. Bên trên rắc lạc rang giã, dừa tươi nạo sợi rất hấp dẫn.
Xôi đậu đen Quảng Nam: Được nầu từ gạo nếp, đường, gừng, vừng và đậu đen, nấu rất công phu, khi thành phẩm thì cắt ra thành từng thanh dài khá lạ, ăn ngọt thanh và không ngán.
Leave a Reply